CÓ GÌ MỚI?
Cập nhật

Start up copycat - Dự án có thực sự nên đầu tư?

Khởi nghiệp hiện nay đang là xu hướng của các bạn trẻ để tìm ra hướng đi mới trong phát triển sự nghiệp của mình, là một trào lưu mà giới trẻ đang quan tâm.
Ấp ủ nhiều dự định kinh doanh, mỗi khi nhắc đến startup, chúng ta thường nghĩ đến những ý tưởng vô cùng mạo hiểm và mới mẻ cùng số lượng vốn đầu tư được coi là ‘mạo hiểm’ để có thể gây dựng và phát triển dự án hơn nữa trong tương lai. Vậy liệu startup có phải luôn là nơi khởi nguồn của mọi sự đổi mới và sáng tạo?

Start up copycat - Nên hay không nên

Thực tế không phải lúc nào sáng tạo cũng là yếu tố tiên quyết. Thậm chí, những startup học tập lại mô hình của người đi trước, từ ăn theo ý tưởng đến sao chép hoàn toàn, còn đông đảo hơn nhiều.
Lấy ví dụ đơn cử là 2 dự án khởi nghiệp mang tên Yelp và Foody. Sở dĩ Yelp được nhắc đến trước do toàn bộ từ hệ thống, kết cấu đến giao diện đều bị Foody sao chép gần như toàn bộ. Yelp – 1 công ty của Mỹ được thành lập năm 2004, đã sáng lập ra dự án cùng tên với mục đích cung cấp dịch vụ tìm kiếm và đánh giá các địa điểm khác nhau trên khắp nước Mỹ. 8 năm sau đó, năm 2012, Foody được ra đời tại Thành phố Hồ Chí Minh với sứ mệnh cung cấp là một cộng đồng tin cậy cho mọi người có thể tìm kiếm, lựa chọn, bình luận các địa điểm ăn uống, nhà hàng, quán bar..tại Việt Nam. Thậm chí, bản thân CEO của Foody, ông Đặng Hoàng Minh cũng từng chia sẻ mong muốn trở thành một “Yelp của Việt Nam”.
Kết quả không tồi chút nào. Foody, sau 4 vòng gọi vốn thành công, đã gọi được số vốn tới gần 2 triệu USD. Dự án này đã trở thành một trong những startup copy cat thành công nhất tại Việt Nam, bên cạnh những tên tuổi khác như Lozi, Haravan…
Điểm thú vị là dường như, những startup sao chép lại ‘được lòng’ các quỹ đầu tư hơn. Việc một startup tại Việt Nam đi học tập mô hình của nước ngoài không có gì là lạ. Nếu một startup tại Việt Nam nhìn ra nhu cầu của thị trường và áp dụng đúng mô hình thôi, thì đã có cơ hội thành công lớn. Học hỏi những mô hình trên thế giới là con đường nhanh nhất và tiết kiệm nhất. Rất có thể đây là cũng chính là cách ‘nhìn xa trông rộng’ của các nhà quản trị tài chính tại Việt Nam – luôn luôn mong muốn giảm thiểu tối đa độ rủi ro cũng như đồng nghĩa với việc nâng cao tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư.

Start up copycat - Nên hay không nên

Theo ông Đinh Anh Huân, nhà sáng lập của Seedcom (công ty đầu tư cho Haravan), “những startup trên thế giới đã tốn rất nhiều năm để làm và sửa sai, mình có cơ hội thừa hưởng và học hỏi được những bài học của họ là quá tốt rồi. Nếu startup tại Việt Nam cứ tự thích xây dựng cái mới, thử nghiệm và sửa sai thì sẽ tốn thời gian hơn, rủi ro cũng cao hơn”.
Tuy nhiên, những startup – bản – sao không phải lúc nào cũng có thể ‘ăn theo’ bản gốc và thành công được một cách dễ dàng. Bên cạnh đó là việc phải đối mặt với sự ‘kỳ thị’ của một phần không nhỏ người dùng đối với các sản phẩm sao chép. Ngay cả khi không gặp khó khăn về rào cản trong việc gia nhập vào lĩnh vực đó, những dự án khởi nghiệp mang hơi hướng ‘coppy – paste’ cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ ‘cái bóng’ của chính startup đã đi trước thành công mà họ sao chép.
Vậy những startup copycat có được coi là sự sáng tạo? Sự khác biệt có thể là không lớn.
Dù sao, chẳng có ý tưởng nào là hoàn toàn sáng tạo. Và thế giới cũng đã chứng kiến những bản sao thành công vượt qua cả bản chính. Có thể khẳng định rằng, khởi nghiệp với Copycat – 1 ý tưởng không hề tồi !

0 nhận xét:

Đăng nhận xét