CÓ GÌ MỚI?
Cập nhật
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin hot. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin hot. Hiển thị tất cả bài đăng
Là nhân viên kiểm toán giỏi cho nhiều công ty lớn, nhưng cô gái 8x quyết định thử sức kinh doanh và hiện "kết duyên" với nghề viết lách. 

Phạm Thị Phương Mai, quê Vũng Tàu đã khiến bố mẹ rất tự hào khi tự mua cho mình chiếc xe máy đầu tiên lúc còn trên giảng đường đại học bằng tiền học bổng. Nằm trong top 30 sinh viên của Đại học Kinh tế TP HCM, Mai được nhận vào một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới có văn phòng tại Việt Nam khi chưa tốt nghiệp.

"Bước chân vào Big 4 là niềm mơ ước của sinh viên khoa Kế toán - Kiểm toán. Mình đã từng nghĩ Big 4 chính là điểm đến cuối cùng trong sự nghiệp", Phương Mai tâm sự.


Phạm Thị Phương Mai muốn được tự do khi bỏ việc lương cao để đi khởi nghiệp. 
Thế nhưng sau 2 năm làm việc với áp lực rất cao trong ngành kiểm toán, Mai bắt đầu suy nghĩ lại khi không thể thực hiện các sở thích cá nhân như hoạt động xã hội, du lịch, nhiếp ảnh, khiêu vũ, thư pháp, nấu ăn, chơi đàn… Vậy là cô quyết định xin nghỉ việc, nhằm thực hiện kế hoạch kinh doanh chỉ với ý nghĩ đơn giản sẽ được tự do hơn, muốn làm lúc nào thì làm, nghỉ lúc nào thì nghỉ. Không còn chuyện phải đến công ty từ 8h sáng đến 5h chiều hàng ngày, thậm chí 10h đêm....

Suy nghĩ đầu tiên của cô là mở quán trà sữa - một phong trào đang nổi lên lúc bấy giờ. Nhưng mẹ cô không ủng hộ vì cho rằng trà sữa không tốt cho sức khỏe. Cô lại nghĩ đến chuyện mở siêu thị mini - nhưng không có kinh nghiệm, vốn lại cao nên cuối cùng chọn xin vào làm Kiểm toán nội bộ tại một hệ thống siêu thị của Đức với mục đích... học hỏi thêm kinh nghiệm.

Sau một năm, tiếp tục chứng kiến sự phức tạp và khó khăn của ngành này, cô lại tắt ngấm ý định. Lúc này, Phương Mai lập gia đình với người bạn học thời cấp 3. Cô xin nghỉ việc để kết hôn, chuyển về sinh sống ở thành phố Vũng Tàu và muốn khởi nghiệp lại.

Thế nhưng, bố mẹ 2 bên muốn cô có công việc ổn định và không ủng hộ việc kinh doanh, nên Mai lại phải xin vào làm việc ở Ban quản lý Dự án đóng mới giàn khoan (trực thuộc Tập đoàn Dầu khí) với vị trí Chuyên viên kế hoạch - hợp đồng.  Khi làm việc ở đây, Phương Mai vẫn không thôi nung nấu ý định khởi nghiệp nhưng loay hoay không biết bắt đầu từ đâu.

Cô tự nhủ, không ai thành công mà chưa từng thất bại, nên quyết định thử sức lần lượt ở 3 lĩnh vực: sản xuất, thương mại và dịch vụ, song song với việc đi làm công. Cô chọn mặt hàng khăn để thử sản xuất vì nghĩ mặt hàng này đơn giản, ít vốn, ít rủi ro. Nhưng thực tế lại phức tạp hơn nhiều. Kiếm được một ít lợi nhuận, Mai quyết định dừng lại.

Sau đó, cô gái trẻ tiếp tục lĩnh vực thương mại bằng cách mở shop quà tặng. Lúc đầu cô lấy hàng từ các nhà cung cấp trong nước. Thấy công việc thuận lợi, cô sang tận Trung Quốc để tìm nguồn hàng và vận chuyển về Việt Nam. 6 tháng sau, cô mở cửa hàng thứ 2.

Lúc này Phương Mai bắt đầu tham gia các khóa học marketing để phát triển việc kinh doanh của mình. Một trong những điều mà cô nhớ nhất là "nếu sản phẩm không tốt thì đừng marketing".

Cô nhìn lại các sản phẩm của mình, mặc dù khách hàng rất thích nhưng đúng là có những sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho người tiêu dùng (ví dụ: quả cầu ma thuật khi bể có thể gây giật điện, mực thần kỳ có thể chứa hóa chất gây hại...). Cô cũng nhận ra những điểm bất lợi của kinh doanh truyền thống so với kinh doanh online mà chính bản thân cô đang gặp phải. Do đó, mặc dù lợi nhuận cao nhưng Mai vẫn quyết định đóng 2 cửa hàng trước sự ngạc nhiên của nhiều người.

Sau đó, cô xin nghỉ việc ở công ty dầu khí mặc cho người thân và bạn bè khuyên can chỉ vì lý do "nếu không thể là một nhân viên tốt thì nên dành lại công việc này cho ai đó đam mê nó hơn". 

Cũng trong giai đoạn này, Mai lại gặp khó khăn trong cuộc sống hôn nhân khi hai vợ chồng ly hôn. Cô quyết định sang New Zealand sống và khởi nghiệp lại. Muốn sản phẩm mình tạo ra mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng, thế là ý tưởng về một cuốn sách bắt đầu nhen nhóm. Năm 2016, cuốn sách có tên "Bí mật quyến rũ" do cô là tác giả được Hội Nhà văn Việt Nam cấp giấy phép xuất bản 2.000 cuốn.

Mai từng nghe một diễn giả nối tiếng nói: "Việt Nam là một trong những nơi hiếm hoi định giá một cuốn sách dựa trên số trang giấy", và sách của cô cũng bị định giá rất rẻ - 30.000 đồng mỗi cuốn...

Phương Mai nghĩ rằng chính điều này đã làm nhụt chí rất nhiều cây bút tài năng. Họ muốn được cống hiến, sống với đam mê, nhưng đành phải làm các nghề khác vì áp lực "cơm áo gạo tiền". Việc viết lách chỉ còn là sở thích trong lúc rảnh rỗi. Và hơn ai hết, cô muốn thay đổi điều này. Sau khi được cấp phép xuất bản, Mai đã "táo bạo" định giá lại sản phẩm trí tuệ của mình là 197.000 đồng mỗi cuốn.

Ngoài việc xin giấy phép xuất bản, Mai tự mình lên kế hoạch mọi thứ để cuốn sách có thể đến được với nhiều độc giả đang cần. Cuốn sách của cô chia sẻ tất cả những quan niệm về tình yêu, hôn nhân, gia đình; cách để người phụ nữ Việt có được hạnh phúc vì họ xứng đáng...

Theo Mai, viết được sách đã khó, tìm nhà xuất bản để được cấp phép xuất bản lại càng khó hơn. Cô gửi bản thảo và tiêu đề nguyên bản của sách - Sự thật trần trụi về tình yêu, nhưng tất cả đều từ chối vì chữ “trần trụi” không phù hợp với văn hóa Việt Nam. Không bỏ cuộc, Mai nghĩ ra cách chỉnh sửa lại tiêu đề sách sao cho truyền đạt được nội dung đúng nhất mình mong muốn, cuối cùng cũng được Hội Nhà văn đồng ý cấp phép.

Cô rất tự hào vì đây là cuốn sách đầu tiên có chính sách hoàn tiền cho độc giả nếu không hài lòng về nội dung. "Nếu độc giả không hài lòng, mình cũng không vui vẻ để giữ tiền của họ, do đó nếu độc giả không thích nội dung cuốn sách, chỉ cần gửi lại trong vòng 30 ngày, tôi sẽ hoàn tiền lại 100%", Mai chia sẻ.

Có lẽ, nhờ cách bán hàng khá đặc biệt ấy, cộng với nội dung sách hấp dẫn mà Mai đã bán ra được hơn chục nghìn cuốn (trung bình mỗi tháng 3.000 cuốn). Nữ tác giả tâm sự "có thể với các tác giả nổi tiếng, con số này không là gì, nhưng với cô là cả một sự thành công lớn". 

Cô gái sinh năm 1985 đúc kết, khởi nghiệp ở bất kỳ ngành nghề gì cũng vậy, cần cái tâm, sự nhiệt huyết và lòng kiên trì đi đến cuối cùng để nhìn thành quả mình gặt hái được. Và cô luôn tâm niệm như thế trên hành trình tìm kiếm đam mê khởi nghiệp đầy thăng trầm của bản thân. 

Một loạt cam kết cụ thể vừa được Bí thư Nguyễn Thiện Nhân khẳng định nhằm giúp môi trường khởi nghiệp tại TP HCM không thua kém gì Singapore.

“Thành phố cam kết chuẩn bị một khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Thứ hai, chúng tôi cam kết thủ tục thành lập doanh nghiệp mới tại TP HCM sẽ thuận lợi không thua kém gì Singapore. Thứ ba, bên cạnh các đầu tư của tư nhân, thành phố cũng sẽ tùy từng trường hợp mà tiến hành thí điểm hợp tác công – tư trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo”, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định trong buổi gặp gỡ với cộng đồng khởi nghiệp Thành phố nhân một năm triển Chương trình hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Saigon Innovation Hub - Sihub) tối 7/9.
Ngoài ba cam kết trên, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, TP HCM sẽ có một trang tin chung để phản ánh hoạt động khởi nghiệp sáng tạo tại trên địa bàn. Đồng thời, ông quyết định gặp gỡ trực tiếp với cộng đồng Startup một năm hai lần nhằm lắng nghe tâm tư và kịp thời tháo gỡ các khó khăn.

Trước đó, tại buổi làm việc với Sở Khoa học & Công nghệ cùng lãnh đạo một số sở - ngành, vườn ươm doanh nghiệp và trường đại học chiều 7/9, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nhận định, hiện giới trẻ đang có ba xu hướng lập nghiệp.
Thứ nhất là những người khởi nghiệp mà không sáng tạo. Đây là những người lập nghiệp dựa trên những cách làm truyền thống, cha mẹ làm sao thì mình làm vậy. Thứ hai là những người sáng tạo mà không khởi nghiệp. Họ có thể là nhà nghiên cứu rất giỏi nhưng lại không bán được sản phẩm trí tuệ của mình.
Trong khi đó, xu hướng thứ ba là khởi nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo. Đây là những người vừa biết phát huy chất xám, vừa năng động tìm kiếm được thị trường để bán được chất xám của mình. Theo ông Nhân, xu hướng thứ ba đang là hướng đi rất quan trọng mà các trường đại học phải có vai trò phát hiện, đào tạo nguồn nhân tài để họ có thể khởi nghiệp thành công và bền vững. 
Hiện nay, cùng với các trường đại học, các lực lượng nòng cốt của hoạt động khởi nghiệp sáng tạo TP HCM như Đoàn thanh niên, Sở Khoa học & Công nghệ, Khu công nghệ cao, Công viên phần mềm Quang Trung… có liên kết nhưng được đánh giá là chưa chặt chẽ và cần cải thiện.
Tuy nhiên, trên bình diện chung, trong một năm qua, TP HCM đã có những kết quả rất cụ thể và đáng kể so với các địa phương khác về hoạt động khởi nghiệp. Ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ cho biết cơ quan này đã thành lập 5 không gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và kết nối với 24 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp với tổng mặt bằng trên 22.000 m2. Trong đó, 50% vốn từ xã hội hóa.
Chương trình SpeedUp 2017 đã cung cấp công cụ hỗ trợ tài chính từ ngân sách cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp. Trong 8 tháng qua, chương trình này đã tiếp nhận và giải quyết 112 hồ sơ dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Số dự án được tuyển chọn đạt tỷ lệ 14/112 (12,5%), khá cao so với tỷ lệ tuyển chọn dự án của các quỹ đầu tư hiện nay (VIISA đạt 5%, VSVA đạt 8%).
Trong năm nay, Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM cũng mới thành lập 4 Ban điều hành Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho 4 lĩnh vực trọng điểm của Thành phố gồm cơ khí, chế biến lương thực - thực phẩm, nhựa - cao su – hóa và công nghệ thông tin.
Với mạng lưới 145 chuyên gia tư vấn, cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, đến nay, 938 dự án khởi nghiệp đã được tư vấn kết nối để giúp phát triển ý tưởng kinh doanh.  Có 3.200 cá nhân và nhóm khởi nghiệp được kết nối với nhà đầu tư, chuyên gia và tổ chức tư vấn. Trên 300 sản phẩm khởi nghiệp được quảng bá cho cộng đồng. 
Tuy nhiên, đánh giá chung từ Sở Khoa học & Công nghệ Thành phố, đa số các startup tại Việt Nam được đầu tư mới ở giai đoạn hạt giống (seed stage), quy mô nhỏ, khả năng tăng trưởng đột phá không cao. Đây là một vấn đề cần quan tâm.
Square Roots - startup có sự góp vốn của Kimbal Musk (anh trai tỷ phú Elon Musk) gọi vốn 5,4 triệu USD từ quỹ đầu tư Collaborative (Mỹ).

Đại diện Square Roots cho biết số tiền này để mở rộng quy mô hoạt động. Hai nhà sáng lập Kimbal Musk và Tobias Peggs kỳ vọng Square Roots trở thành nguồn cung thực phẩm sạch lớn tại Mỹ và châu Âu.


Thành lập từ tháng 8/2016, Square Roots phát triển công nghệ trồng cây theo phương pháp thủy canh, nuôi trong dung dịch dinh dưỡng đặc biệt, có khả năng loại bỏ một số vi khuẩn, nấm mốc có hại sinh trưởng trong môi trường đất ẩm. Cây trồng có thể canh tác trên diện tích nhỏ với số lượng lớn, phù hợp với không gian nhỏ trong các thành phố.

Startup này mở các khóa đào tạo kéo dài 13 tháng cho nông dân địa phương. Tại đây, nông dân được hướng dẫn kỹ thuật trồng cây và xây dựng chiến lược kinh doanh để chủ động đầu ra cho nông sản. Nông dân được đào tạo miễn phí, thay vào đó, sau mỗi vụ mùa trồng theo phương pháp của Square Roots, hãng sẽ giữ lại một phần nông sản để bán cho các nhà hàng. Sau vụ mùa su hào đầu tiên áp dụng phương pháp, Square Roots bán lượng lớn nông sản này cho các nhà hàng tại New York (Mỹ) và Mercato (Italy).

Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm sạch, Kimbal Musk tin rằng nhưng điều anh và các cộng sự đang làm sẽ giúp thay thế phương pháp canh tác nông nghiệp truyền thống bằng công nghệ cao, nhằm mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí, sức người. Hiện, Square Roots cạnh tranh trực tiếp với Plenty - startup mới nhận đầu tư 200 triệu USD từ Softbank (Nhật Bản)

“Square Roots hoạt động với mục tiêu mang tới cuộc cách mạng nông nghiệp sạch tại Mỹ”, Kimbal Musk cho biết. Trong quá trình xây dựng thương hiệu, Kimbal Musk luôn nỗ lực để thoát khỏi cái “bóng” của em trai. Ông muốn trở thành nhân vật có sức ảnh hưởng trong ngành nông nghiệp sạch.

Ngoài Square Roots, ông Musk là chủ sở hữu của chuỗi nhà hàng The Kitchenette - mô hình nhà hàng chuyên phục vụ những món ăn có lợi cho sức khỏe, chủ yếu là bánh sandwich, sa-lát và súp với giá rẻ bằng nửa nhà hàng thông thường.
Bạn có biết: Kênh tuyển dụng dành cho start-up?
Với mục tiêu nhằm chia sẻ những kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực tuyển dụng và marketing online. Tạo cơ hội cho các bạn sinh viên có cơ hội được trải nghiệm thực tế công việc
Công ty TNHH dịch vụ phát triển nhân lực Việt đã và đang lên kế hoạch tổ chức ” Dự án Đào tạo thực tế về tuyển dụng nhân sự cho sinh viên các trường Đại học, Cao Đẳng” . Dự kiến thời gian tổ chức vào 14h thứ 7 ngày 26/08/2017



Địa điểm tổ chức: Số 515 An Dương Vương, Nhật Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Nội dung tham gia chương trình
  • Làm quen. gặp mặt.
  • Chia sẻ kinh nghiệm.
  • Quan sát tực tế.
  • Teambuilding trải nghiệm thực tế.
Đối tượng tham gia chương trình:
  • Sinh viên các trường đại học.
  • Các bạn trẻ có mong muốn tìm hiểu về công việc tuyển dụng và marketing online.
  • Mong muốn được trải nghiệm thực tế hoàn toãn miễn phí.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
Công ty TNHH dịch vụ phát triển Nhân Lực Việt
Email: thongtin.vjobs@gmail.com – SĐT: 0912.571.698
Địa chỉ: Số 515 An Dương Vương, Nhật Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hoặc đăng ký tại đây!