CÓ GÌ MỚI?
Cập nhật
Là nhân viên kiểm toán giỏi cho nhiều công ty lớn, nhưng cô gái 8x quyết định thử sức kinh doanh và hiện "kết duyên" với nghề viết lách. 

Phạm Thị Phương Mai, quê Vũng Tàu đã khiến bố mẹ rất tự hào khi tự mua cho mình chiếc xe máy đầu tiên lúc còn trên giảng đường đại học bằng tiền học bổng. Nằm trong top 30 sinh viên của Đại học Kinh tế TP HCM, Mai được nhận vào một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới có văn phòng tại Việt Nam khi chưa tốt nghiệp.

"Bước chân vào Big 4 là niềm mơ ước của sinh viên khoa Kế toán - Kiểm toán. Mình đã từng nghĩ Big 4 chính là điểm đến cuối cùng trong sự nghiệp", Phương Mai tâm sự.


Phạm Thị Phương Mai muốn được tự do khi bỏ việc lương cao để đi khởi nghiệp. 
Thế nhưng sau 2 năm làm việc với áp lực rất cao trong ngành kiểm toán, Mai bắt đầu suy nghĩ lại khi không thể thực hiện các sở thích cá nhân như hoạt động xã hội, du lịch, nhiếp ảnh, khiêu vũ, thư pháp, nấu ăn, chơi đàn… Vậy là cô quyết định xin nghỉ việc, nhằm thực hiện kế hoạch kinh doanh chỉ với ý nghĩ đơn giản sẽ được tự do hơn, muốn làm lúc nào thì làm, nghỉ lúc nào thì nghỉ. Không còn chuyện phải đến công ty từ 8h sáng đến 5h chiều hàng ngày, thậm chí 10h đêm....

Suy nghĩ đầu tiên của cô là mở quán trà sữa - một phong trào đang nổi lên lúc bấy giờ. Nhưng mẹ cô không ủng hộ vì cho rằng trà sữa không tốt cho sức khỏe. Cô lại nghĩ đến chuyện mở siêu thị mini - nhưng không có kinh nghiệm, vốn lại cao nên cuối cùng chọn xin vào làm Kiểm toán nội bộ tại một hệ thống siêu thị của Đức với mục đích... học hỏi thêm kinh nghiệm.

Sau một năm, tiếp tục chứng kiến sự phức tạp và khó khăn của ngành này, cô lại tắt ngấm ý định. Lúc này, Phương Mai lập gia đình với người bạn học thời cấp 3. Cô xin nghỉ việc để kết hôn, chuyển về sinh sống ở thành phố Vũng Tàu và muốn khởi nghiệp lại.

Thế nhưng, bố mẹ 2 bên muốn cô có công việc ổn định và không ủng hộ việc kinh doanh, nên Mai lại phải xin vào làm việc ở Ban quản lý Dự án đóng mới giàn khoan (trực thuộc Tập đoàn Dầu khí) với vị trí Chuyên viên kế hoạch - hợp đồng.  Khi làm việc ở đây, Phương Mai vẫn không thôi nung nấu ý định khởi nghiệp nhưng loay hoay không biết bắt đầu từ đâu.

Cô tự nhủ, không ai thành công mà chưa từng thất bại, nên quyết định thử sức lần lượt ở 3 lĩnh vực: sản xuất, thương mại và dịch vụ, song song với việc đi làm công. Cô chọn mặt hàng khăn để thử sản xuất vì nghĩ mặt hàng này đơn giản, ít vốn, ít rủi ro. Nhưng thực tế lại phức tạp hơn nhiều. Kiếm được một ít lợi nhuận, Mai quyết định dừng lại.

Sau đó, cô gái trẻ tiếp tục lĩnh vực thương mại bằng cách mở shop quà tặng. Lúc đầu cô lấy hàng từ các nhà cung cấp trong nước. Thấy công việc thuận lợi, cô sang tận Trung Quốc để tìm nguồn hàng và vận chuyển về Việt Nam. 6 tháng sau, cô mở cửa hàng thứ 2.

Lúc này Phương Mai bắt đầu tham gia các khóa học marketing để phát triển việc kinh doanh của mình. Một trong những điều mà cô nhớ nhất là "nếu sản phẩm không tốt thì đừng marketing".

Cô nhìn lại các sản phẩm của mình, mặc dù khách hàng rất thích nhưng đúng là có những sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho người tiêu dùng (ví dụ: quả cầu ma thuật khi bể có thể gây giật điện, mực thần kỳ có thể chứa hóa chất gây hại...). Cô cũng nhận ra những điểm bất lợi của kinh doanh truyền thống so với kinh doanh online mà chính bản thân cô đang gặp phải. Do đó, mặc dù lợi nhuận cao nhưng Mai vẫn quyết định đóng 2 cửa hàng trước sự ngạc nhiên của nhiều người.

Sau đó, cô xin nghỉ việc ở công ty dầu khí mặc cho người thân và bạn bè khuyên can chỉ vì lý do "nếu không thể là một nhân viên tốt thì nên dành lại công việc này cho ai đó đam mê nó hơn". 

Cũng trong giai đoạn này, Mai lại gặp khó khăn trong cuộc sống hôn nhân khi hai vợ chồng ly hôn. Cô quyết định sang New Zealand sống và khởi nghiệp lại. Muốn sản phẩm mình tạo ra mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng, thế là ý tưởng về một cuốn sách bắt đầu nhen nhóm. Năm 2016, cuốn sách có tên "Bí mật quyến rũ" do cô là tác giả được Hội Nhà văn Việt Nam cấp giấy phép xuất bản 2.000 cuốn.

Mai từng nghe một diễn giả nối tiếng nói: "Việt Nam là một trong những nơi hiếm hoi định giá một cuốn sách dựa trên số trang giấy", và sách của cô cũng bị định giá rất rẻ - 30.000 đồng mỗi cuốn...

Phương Mai nghĩ rằng chính điều này đã làm nhụt chí rất nhiều cây bút tài năng. Họ muốn được cống hiến, sống với đam mê, nhưng đành phải làm các nghề khác vì áp lực "cơm áo gạo tiền". Việc viết lách chỉ còn là sở thích trong lúc rảnh rỗi. Và hơn ai hết, cô muốn thay đổi điều này. Sau khi được cấp phép xuất bản, Mai đã "táo bạo" định giá lại sản phẩm trí tuệ của mình là 197.000 đồng mỗi cuốn.

Ngoài việc xin giấy phép xuất bản, Mai tự mình lên kế hoạch mọi thứ để cuốn sách có thể đến được với nhiều độc giả đang cần. Cuốn sách của cô chia sẻ tất cả những quan niệm về tình yêu, hôn nhân, gia đình; cách để người phụ nữ Việt có được hạnh phúc vì họ xứng đáng...

Theo Mai, viết được sách đã khó, tìm nhà xuất bản để được cấp phép xuất bản lại càng khó hơn. Cô gửi bản thảo và tiêu đề nguyên bản của sách - Sự thật trần trụi về tình yêu, nhưng tất cả đều từ chối vì chữ “trần trụi” không phù hợp với văn hóa Việt Nam. Không bỏ cuộc, Mai nghĩ ra cách chỉnh sửa lại tiêu đề sách sao cho truyền đạt được nội dung đúng nhất mình mong muốn, cuối cùng cũng được Hội Nhà văn đồng ý cấp phép.

Cô rất tự hào vì đây là cuốn sách đầu tiên có chính sách hoàn tiền cho độc giả nếu không hài lòng về nội dung. "Nếu độc giả không hài lòng, mình cũng không vui vẻ để giữ tiền của họ, do đó nếu độc giả không thích nội dung cuốn sách, chỉ cần gửi lại trong vòng 30 ngày, tôi sẽ hoàn tiền lại 100%", Mai chia sẻ.

Có lẽ, nhờ cách bán hàng khá đặc biệt ấy, cộng với nội dung sách hấp dẫn mà Mai đã bán ra được hơn chục nghìn cuốn (trung bình mỗi tháng 3.000 cuốn). Nữ tác giả tâm sự "có thể với các tác giả nổi tiếng, con số này không là gì, nhưng với cô là cả một sự thành công lớn". 

Cô gái sinh năm 1985 đúc kết, khởi nghiệp ở bất kỳ ngành nghề gì cũng vậy, cần cái tâm, sự nhiệt huyết và lòng kiên trì đi đến cuối cùng để nhìn thành quả mình gặt hái được. Và cô luôn tâm niệm như thế trên hành trình tìm kiếm đam mê khởi nghiệp đầy thăng trầm của bản thân. 
Bài viết dưới đây là câu chuyện có thật của anh Hugo Le Squeren - một kỹ sư, doanh nhân người Pháp chia sẻ trên tờ Medium. Câu chuyện của Hugo mang tới nhiều bài học bổ ích cho những ai đang muốn và sẽ khởi nghiệp kinh doanh.
Một phút bốc đồng của tuổi trẻ
Paris, tháng 9/2012 tôi từng là một kỹ sư bán hàng B2B loại ưu tại một công ty tư vấn. Tốt nghiệp từ trường kỹ thuật, đây là công việc đầu tiên tuyệt vời đối với bất kỳ ai. Được làm việc và hoạt động cùng nhóm đồng nghiệp trong công ty đã giúp tôi học hỏi được rất nhiều điều trong suốt 2 năm.


Có được công việc này cũng là thành tựu đầu tiên trong kế hoạch mà tôi xây dựng: Học chuyên ngành công nghệ thông tin để làm một vị trí kinh doanh trong ngành công nghiệp này. Trên một vài phương diện, kế hoạch này nghe có vẻ không tự nhiên bởi một kỹ sư thì nên làm công việc liên quan tới công nghệ.
Tuy nhiên, không ai ép buộc tôi phải nhận vị trí bán hàng cả. Tôi thiết nghĩ: Việc xây dựng kế hoạch của mình và theo đuổi nó đến cùng thay vì đi theo chỉ dẫn của mọi người sẽ tốt hơn rất nhiều.
Và quả thật công việc này diễn ra khá tốt đẹp nhưng tư tưởng muốn tự kinh doanh vẫn luôn quanh quẩn trong tâm trí tôi. Những sứ mệnh to lớn cứ thể hiện hữu trong đầu óc tôi một cách hết sức thú vị mặc dù chưa có bất kỳ chiến lược bài bản nào.
Lúc đó tôi 25 tuổi, không có gì để mất và muốn trải nghiệm việc kinh doanh. Tôi muốn mình thử sức thật nhiều, dù có thất bại, tôi sẽ làm lại từ đầu.
Chính vì vậy, sau một vài tháng làm việc khá bận rộn ở công ty (cả làm thêm giờ và cuối tuần), tôi đã quyết định nghỉ việc để phát triển công ty khởi nghiệp của riêng mình mang tên RESAE.
Hành trình tới... thất bại
Sau khi nghỉ việc tại công ty tư vấn và phát triển startup riêng, tôi chủ yếu làm việc tại nhà. Tuy nhiên, vài tuần sau đó tôi cứ thế ngồi trên chiếc sofa cùng chiếc máy tính mà không gặp gỡ bất kỳ ai và tôi bắt đầu cảm thấy khá thất vọng.
Mục tiêu là phải có môi trường làm việc tốt hơn: Gặp gỡ mọi người, chia sẻ kinh nghiệm và văn phòng để làm việc.
Thật may mắn sau đó tôi tìm thấy một cơ hội để tham gia một chương trình doanh nhân trong 9 tháng bao gồm cả văn phòng làm việc, đào tạo, tư vấn. Và tôi bắt đầu hành trình mạo hiểm của mình như vậy.
Chương trình này là một trong những điều đáng nhớ nhất. Tôi gặp gỡ rất nhiều người kiệt suất từ nhiều nơi khác nhau với những tính cách khác nhau. Họ mang tới cho tôi quản điểm mới về những doanh nghiệp phi công nghệ của họ. Một vài trong số đó trở thành người bạn thân thiết thật sự đối với tôi.
Hơn nữa, tôi còn học hỏi được rất nhiều điều để phát triển công ty khởi nghiệp của mình. Từ lĩnh vực công nghệ tới nhân sự, marketing, bán hàng… Với một kỹ sư IT, đây là cơ hội tuyệt vời để khám phá những lĩnh vực mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ được nghe nếu không khởi sự kinh doanh.
Tuy nhiên quay trở lại với công việc kinh doanh, dù đã cùng với đội ngũ của mình cố gắng rất nhiều để phát triển công ty thông qua nhiều cách khác nhau nhưng chúng tôi không thể tìm ra được lực kéo để duy trì doanh nghiệp của mình.
Cuối cùng sau 2 năm, tôi đối mặt với thực tế đau lòng, quyết định từ bỏ và từ chức. Thất bại này do nhiều nguyên nhân: Sai mô hình kinh doanh, đội ngũ yếu kém, không đủ thời gian…
Hiển nhiên đưa ra quyết định từ bỏ là rất khó khăn nhưng đó là điều tôi cần phải làm. Tôi không còn đủ tiền, thời gian và sức lực để phát triển công ty nữa.
Quay lại làm thuê
Sau một vài kỳ nghỉ để lấy lại tinh thần, tôi quay trở lại và tìm kiếm một vị trí mới. Đầu tiên tôi cần phải biết mình muốn làm gì. Tôi tìm tới nhiều công ty tôi muốn làm việc và những dự án mà họ đang cần người.
Tham vọng của tôi là vẫn như những ngày đầu: Được làm việc trong ngành công nghiệp công nghệ cao, tại một công ty phát triển phần mềm.
Cuối cùng, sau thời gian lên kế hoạch tìm việc làm trở lại, tôi cũng được nhận vào vị trí tại một công ty phát triển phần mềm như mình mong muốn. Thành thật mà nói, đóng góp không nhỏ vào việc có được công việc này là nhờ tôi đã có kinh nghiệm khởi nghiệp... thất bại trước đó.
Chính vì vậy đối với tôi, việc khởi nghiệp thất bại không phải là điều quá tồi tệ. Tuy nhiên tôi chỉ muốn chia sẻ với mọi người rằng cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch chắc chắn và tuân thủ thực hiện theo nó tới cùng. Chỉ có như vậy bạn mới có được những thành quả xứng đáng.

Một loạt cam kết cụ thể vừa được Bí thư Nguyễn Thiện Nhân khẳng định nhằm giúp môi trường khởi nghiệp tại TP HCM không thua kém gì Singapore.

“Thành phố cam kết chuẩn bị một khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Thứ hai, chúng tôi cam kết thủ tục thành lập doanh nghiệp mới tại TP HCM sẽ thuận lợi không thua kém gì Singapore. Thứ ba, bên cạnh các đầu tư của tư nhân, thành phố cũng sẽ tùy từng trường hợp mà tiến hành thí điểm hợp tác công – tư trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo”, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định trong buổi gặp gỡ với cộng đồng khởi nghiệp Thành phố nhân một năm triển Chương trình hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Saigon Innovation Hub - Sihub) tối 7/9.
Ngoài ba cam kết trên, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, TP HCM sẽ có một trang tin chung để phản ánh hoạt động khởi nghiệp sáng tạo tại trên địa bàn. Đồng thời, ông quyết định gặp gỡ trực tiếp với cộng đồng Startup một năm hai lần nhằm lắng nghe tâm tư và kịp thời tháo gỡ các khó khăn.

Trước đó, tại buổi làm việc với Sở Khoa học & Công nghệ cùng lãnh đạo một số sở - ngành, vườn ươm doanh nghiệp và trường đại học chiều 7/9, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nhận định, hiện giới trẻ đang có ba xu hướng lập nghiệp.
Thứ nhất là những người khởi nghiệp mà không sáng tạo. Đây là những người lập nghiệp dựa trên những cách làm truyền thống, cha mẹ làm sao thì mình làm vậy. Thứ hai là những người sáng tạo mà không khởi nghiệp. Họ có thể là nhà nghiên cứu rất giỏi nhưng lại không bán được sản phẩm trí tuệ của mình.
Trong khi đó, xu hướng thứ ba là khởi nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo. Đây là những người vừa biết phát huy chất xám, vừa năng động tìm kiếm được thị trường để bán được chất xám của mình. Theo ông Nhân, xu hướng thứ ba đang là hướng đi rất quan trọng mà các trường đại học phải có vai trò phát hiện, đào tạo nguồn nhân tài để họ có thể khởi nghiệp thành công và bền vững. 
Hiện nay, cùng với các trường đại học, các lực lượng nòng cốt của hoạt động khởi nghiệp sáng tạo TP HCM như Đoàn thanh niên, Sở Khoa học & Công nghệ, Khu công nghệ cao, Công viên phần mềm Quang Trung… có liên kết nhưng được đánh giá là chưa chặt chẽ và cần cải thiện.
Tuy nhiên, trên bình diện chung, trong một năm qua, TP HCM đã có những kết quả rất cụ thể và đáng kể so với các địa phương khác về hoạt động khởi nghiệp. Ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ cho biết cơ quan này đã thành lập 5 không gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và kết nối với 24 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp với tổng mặt bằng trên 22.000 m2. Trong đó, 50% vốn từ xã hội hóa.
Chương trình SpeedUp 2017 đã cung cấp công cụ hỗ trợ tài chính từ ngân sách cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp. Trong 8 tháng qua, chương trình này đã tiếp nhận và giải quyết 112 hồ sơ dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Số dự án được tuyển chọn đạt tỷ lệ 14/112 (12,5%), khá cao so với tỷ lệ tuyển chọn dự án của các quỹ đầu tư hiện nay (VIISA đạt 5%, VSVA đạt 8%).
Trong năm nay, Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM cũng mới thành lập 4 Ban điều hành Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho 4 lĩnh vực trọng điểm của Thành phố gồm cơ khí, chế biến lương thực - thực phẩm, nhựa - cao su – hóa và công nghệ thông tin.
Với mạng lưới 145 chuyên gia tư vấn, cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, đến nay, 938 dự án khởi nghiệp đã được tư vấn kết nối để giúp phát triển ý tưởng kinh doanh.  Có 3.200 cá nhân và nhóm khởi nghiệp được kết nối với nhà đầu tư, chuyên gia và tổ chức tư vấn. Trên 300 sản phẩm khởi nghiệp được quảng bá cho cộng đồng. 
Tuy nhiên, đánh giá chung từ Sở Khoa học & Công nghệ Thành phố, đa số các startup tại Việt Nam được đầu tư mới ở giai đoạn hạt giống (seed stage), quy mô nhỏ, khả năng tăng trưởng đột phá không cao. Đây là một vấn đề cần quan tâm.

* MÔ TẢ CÔNG VIỆC
– Tư vấn và chăm sóc khách hàng, mở rộng nguồn khách hàng tiềm năng.
– Tìm hiểu nhu cầu, tư vấn và giới thiệu các sản phẩm bất động sản cũng như các thông tin về chế độ ưu đãi và các chương trình khác của Công ty cho khách hàng.
– Bán những nguồn hàng chất lượng cao, hoa hồng cao thông qua sự hợp tác của công ty với những chủ đầu tư uy tín tại Việt Nam,…
– Được hỗ trợ các công cụ truyền thông, marketing online và offline để thúc đẩy việc kinh doanh hiệu quả hơn, được hỗ trợ cung cấp data khách hàng….
– Học tập bài bản chuyên sâu về nghiệp vụ (kĩ năng tìm kiếm khách hàng, kỹ năng telesales, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán thương lượng…) để trở thành Chuyên viên tư vấn Bất động sản cao cấp, chuyên nghiệp


* QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG
LƯƠNG CỨNG 5.000.000đ/ tháng + THƯỞNG + HOA HỒNG (từ 30 – 40% giá trị hợp đồng môi giới) (Thông thường từ 10 – 100 triệu/tháng)
– THƯỞNG NÓNG HẤP DẪN: tùy hợp đồng, thưởng cho danh hiệu nhân viên kinh doanh xuất sắc
(Note: Một nhân viên làm việc tốt ở HOMEKING thu nhập có thể từ 15 – 35.000.000/ tháng; Làm việc nỗ lực thu nhập có thể từ 35.000.000 – 50.000.000/ tháng; Làm việc hết sức thu nhập có thể từ 50.000.000 – 100.000.000/tháng)
– THỬ VIỆC TRONG VÒNG 7 NGÀY; KHÔNG YÊU CẦU KÝ KẾT ĐẶT CỌC
MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
+ Hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, công bằng, thân thiện.
+ Chính sách phúc lợi tốt:


* YÊU CẦU KHÁC
- Nam/ Nữ từ 22-35 tuổi. Có ngoại hình ưa nhìn, sức khỏe tốt.
- KHÔNG YÊU CẦU KINH NGHIỆM (Chúng tôi chỉ cần bạn nhiệt huyết với công việc)
- KHÔNG YÊU CẦU BẰNG CẤP (Chúng tôi chỉ nhìn vào năng lực và đánh giá dựa trên sự nỗ lực của bạn)
- Chăm chỉ, chịu khó, có hoài bão lớn (Chúng tôi chỉ cần bạn có khát khao kiếm tiền)
- Có tinh thần trách nhiệm cao, khả năng chịu được áp lực tốt.
- Khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm, có tinh thần hợp tác tập thể cao.
- Có laptop cá nhân và phương tiện đi lại

LIÊN HỆ:
Tên liên hê: Ms.Oanh
Địa chỉ liên hê: 02438580468
Điện thoại liên hê: 02438580468
Email liên hê: homekingvn@gmail.com
https://goo.gl/P3Y7xZ

Xe bay của hãng Lilium GmbH có thể di chuyển với vận tốc tối đa 300 km mỗi giờ.

Tham vọng đưa con người di chuyển quãng đường dài 20km trong 5 phút, giúp hãng sản xuất taxi bay của Đức - Lilium GmbH nhận số vốn 90 triệu USD từ các nhà đầu tư, trong đó có Tencent Holdings Ltd.
Đại diện công ty cho biết, số tiền này được dùng để tối ưu khả năng chở nhiều người của xe, trong khi vẫn đáp ứng vận tốc 300 km mỗi giờ. Theo ông Remo Gerber - giám đốc thương mại của hãng, tháng 4, Lilium đã thử nghiệm thành công xe bay chứa hai hành khách.
Trong một phát biểu sau khi có thông tin góp vốn vào Lilium, đại diện Tencent cho biết, điều kiện cơ sở hạ tầng tại châu Á phù hợp để phát triển sản phẩm xe bay là yếu tố thu hút hãng đầu tư.

                                                 Hãng Lilium GmbH sản xuất xe bay số lượng lớn trong vài năm tới
Lilium thành lập năm 2015 bởi một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Kỹ thuật Munich (Đức), trong quá trình phát triển công nghệ cho sản phẩm, hãng thuê nhân viên cao cấp từ các công ty xe công nghệ danh tiếng như Gett Taxis, Airbus và Tesla Inc làm việc với mức đãi ngộ hậu hĩnh.
“Chúng tôi tin, công nghệ này thích hợp để di chuyển giữa các thành phố. Tất cả những gì chúng ta cần là xây dựng thêm sân đậu cho xe bay”, Gerber nói. Ông đồng thời kêu gọi hợp tác với đối tác có khả năng cung ứng dịch vụ taxi bay với chi phí ngang tàu ngầm hoặc taxi thông thường.
Hiện, xe bay là công nghệ mới trên thế giới. Gerber ước tính, Lilium chỉ mất vài năm để sản xuất xe bay của hãng với số lượng lớn. Tuy nhiên sản phẩm đang trong thời gian thử nghiệm, cần hoàn thiện công nghệ và thủ tục trước khi tung ra thị trường.  

Với 4 lần khởi nghiệp và 3 lần thất bại, CEO&Founder MOG cho rằng với mỗi startup, việc nỗ lực mỗi ngày của những người tham gia mới là yếu tố đảm bảo thành công của dự án. 

Chia sẻ với VnExpress về khởi nghiệp, ông Trần Anh Dũng - CEO&Founder MOG cho biết từng có 4 lần lập hoặc tham gia các dự án khởi nghiệp nhưng có đến 3 lần thất bại. 
- Từng có những kinh nghiệm phong phú về khởi nghiệp, theo ông, thách thức lớn nhất mà một startup phải đối mặt là gì?
- Thách thức đầu tiên theo tôi là chọn hướng đi. Công nghệ thì có vô vàn hướng, chỉ cần đi sai một lần có thể phải từ 3-5 năm mới phát hiện ra cái sai ấy thì rất mất là thời gian. Mà thời gian cũng chính là cơ hội, khi thất bại rồi nhuệ khí còn giảm đi rất nhiều, không có đủ dũng cảm để khởi nghiệp lại. Hướng đi nào bạn có thể làm tốt và sáng tạo nhất cũng như thị trường chưa có đối thủ quá lớn. Tuy nhiên, tôi cho rằng ý tưởng chỉ đóng góp khoảng 1% cho sự thành công của các dự án. 
Tiếp theo là việc chọn người đồng hành. Điều này thường không dễ bởi không mấy người có thể tự mình làm hết một dự án từ đầu đến cuối, vừa giỏi công nghệ, tài chính, nhân sự…  
Và một trong những thách thức rất lớn là phải làm tốt công việc mỗi ngày. Với một startup, sự nỗ lực từng ngày quyết định dự án thành công hay thất bại. Giả sử có 2 dự án làm một mô hình, chất lượng nhóm cộng sự đồng đều nhưng nếu một bên luôn thay đổi, cải tiến liên tục, còn một bên thì cứ rong ruổi. Giống như một cuộc chạy đua, một thời gian sau càng ngày khoảng cách giữa 2 bên càng xa và khi nhận ra điều đó thì rất khó để lật ngược thế cờ. 
Hầu hết những gì chúng ta làm ở Việt Nam thì trên thế giới đều có rồi. Điều quan trọng là cần thực hiện các mô hình đó sớm nhất, thông minh nhất, hiệu quả nhất và cố gắng đạt được quy mô lớn nhất, do đó nỗ lực cải tiến, sáng tạo mỗi ngày rất quan trọng. 
- Khi khởi nghiệp, theo ông một cá nhân cần cân nhắc những yếu tố gì?
- Cá nhân đó nên suy nghĩ xem mình có lý tưởng đủ lớn để theo đuổi lĩnh vực đó hay chỉ là sở thích tức thời. Bởi vì khởi nghiệp đến một thời điểm nào đó sẽ rất khó khăn, nếu không đủ đam mê thì sẽ bỏ cuộc ngay. Tiếp theo là xem xét cơ hội, môi trường kinh doanh, hiểu biết, mối quan hệ trong lĩnh vực đó – yếu tố được coi là nền tảng, địa thế để thắng trận, và cuối cùng là vấn đề cộng sự, nhân sự đồng hành. 
- Bản thân ông có thể chia sẻ gì về câu chuyện khởi nghiệp của mình?
- Tôi từng thực hiện hoặc tham gia vào 4 dự án khởi nghiệp, trong đó 3 dự án về công nghệ. Và trong 4 lần thì có đến 3 lần thất bại. Về mặt kinh doanh rõ ràng đó là sự thất bại nhưng lại là thành công về trải nghiệm giúp tôi trưởng thành hơn khi khởi nghiệp lại và xây dựng nền móng MOG vào năm 2011 cũng như kinh nghiệm điều hành công ty hiện nay. 
- Trong 3 lần khởi nghiệp thất bại thì giai đoạn nào là khó khăn nhất?
- Giai đoạn khó khăn nhất của tôi không phải là lúc bắt đầu hay giữa các thất bại mà là thời điểm năm 2014, khi tôi phải sắp xếp lại các dự án trở thành một khối trong công ty hiện tại. Với một startup, nếu phát triển được thì đến một giai đoạn nào đó mô hình cũ sẽ trở nên chật chội, không bao quát được toàn bộ hoạt động mở rộng sau này. Nếu không tái cơ cấu thì doanh nghiệp dễ chết vì đông quá và không có tính tổ chức. Thông thường trải qua khoảng 3-5 năm thì một startup sẽ phải làm điều này. 
Với 300 người, đòi hỏi việc hoạt động phải theo tính hệ thống, có bài bản, quy trình để đảm bảo tính ổn định và đánh những trận lớn. Việc cấu trúc lại toàn bộ doanh nghiệp có thể khiến một người ở vị trí này sẽ bị đổi vai khác. Nó khác hẳn với câu chuyện khởi nghiệp ban đầu là anh em quây quần vui vẻ để làm cùng nhau nên khi sắp xếp lại sẽ không dễ dàng gì. 
- Ông làm gì để đưa doanh nghiệp của mình vượt qua giai đoạn này?
- MOG mất 1,5 năm để trải qua giai đoạn này. Tôi có may mắn là trước khi startup từng vận hành doanh nghiệp đủ lớn nên hiểu nguyên lý, nguyên tắc và tập trung vào điểm gì để giải những bài toán đó. Để tránh gây ra những xáo trộn lớn và gây sốc trong hệ thống thì nên có sự phân cấp rõ ràng và thay đổi một cách từ từ để mọi người dần chấp nhận nó. 
Bán lại công ty mang tới khoản tiền lớn trước mắt, còn IPO giúp startup có nguồn lợi lâu dài nếu sản phẩm được thị trường đón nhận.

Từ năm 2016, các startup thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) như Blue Apron, Cloudera, Snap và Tintri có những bước phát triển mạnh. Bên cạnh các công ty IPO thành công, nhiều startup lựa chọn bán lại cho những công ty lớn, trong số đó có thương vụ mua lại AppDynamic trị giá 3,7 tỷ USD đầu năm nay của Cisco - công ty áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong bảo mật.


Các công ty lớn mua lại startup khi họ muốn củng cố thị trường sản phẩm cùng phân khúc hoặc triệt tiêu những đối thủ tiềm năng tương lai. Trường hợp của Dollar Shave Club được Unilever mua lại với giá 1 tỷ USD năm 2016. Số tiền này cao gấp 5 lần lợi nhuận kỳ vọng của hãng trong năm đó, đây được đánh giá là một trong những thương vụ mua bán lớn nhất trong ngành thương mại điện tử.

Theo Adena Friedman - giám đốc điều hành Nasdaq (một trong những sàn chứng khoán lớn nhất Mỹ), các công ty IPO giúp tăng 76% số việc làm, đây cũng là thời điểm quyết định đến sự thành công của startup.

Mặc dù nhiều nhà đầu tư dễ bị hấp dẫn bởi số tiền và quyền lợi các doanh nghiệp lớn bỏ ra để mua lại startup của mình, tuy nhiên điều quan trọng chính là các lãnh đạo startup nhận định thế nào về tiềm năng của công ty. Việc bán lại startup có thế mang tới nguồn lợi lớn trước mắt, nhưng nếu startup đó có sản phẩm tốt, có tiềm năng phát triển sau khi IPO, đó sẽ là món "lỗ" không thể nào bù đắp được của các nhà đầu tư.

Sự xuất hiện của nhiều quỹ đầu tư trên thị trường là cơ hội để startup tăng mức định giá cho doanh nghiệp. Từ tháng 1/2004 đến tháng 3/2017, số lượng các quỹ đầu tư tại Mỹ từ 5.350 lên thành 16.064 quỹ (theo số liệu thống kê từ Dow Jones, VentureSource). Trong khi đó, không có nhiều unicorn (startup được định giá trên 1 tỷ USD) xuất hiện trên thị trường.

Mặt khác, IPO cũng mang tới những rủi ro tiềm ẩn. Startup quyết định niêm yết lần đầu phải cẩn trọng hơn trước những quy định nghiêm ngặt và chi phí hoạt động cao. Áp lực từ thị trường có thể khiến những công ty này chỉ tập trung vào mục tiêu ngắn hạn, gặp nhiều thách thức lớn. Nhưng xét về dài hạn, việc IPO giúp startup có nhiều lợi nhuận hơn so với việc bị mua lại, trong trường hợp sản phẩm của startup đó phải thực sự tốt và được thị trường đón nhận.

Hơn ai hết, các nhà lãnh đạo startup cần phải cân nhắc rõ điều gì có lợi nhất cho công ty mình. IPO hay bán lại công ty đều mang tới những cơ hội và thách thức khác nhau, buộc người lãnh đạo phải lựa chọn.
Thay vì tài trợ tiền, Singapore sẽ hỗ trợ các công ty công nghệ bằng việc ký kết hợp đồng kinh doanh, mua dịch vụ từ chính startup này.

"Singapore sẽ phát triển kinh tế tư nhân bằng cách sử dụng hàng hóa, mua dịch vụ của các startup thay vì đưa ra các khoản tiền trợ cấp, viện trợ”, ông Vivian Balakrishnan, Bộ trưởng phụ trách sáng kiến ​​Quốc gia thông minh của nước này cho biết.

Đây là cách chính phủ Singapore thúc đẩy sự đổi mới của khu vực tư nhân, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ, startup công nghệ nhằm tạo ra một nền kinh tế tích hợp số hóa.



Cũng theo Bộ trưởng Balakrishnan, Singapore đang cố gắng tái cấu trúc nền kinh tế, trở thành trung tâm đổi mới toàn cầu. Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ Singapore chi hàng tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển, chuẩn bị nhân lực và xây dựng một xã hội không sử dụng nhiều tiền mặt.

Thủ tướng Lý Hiển Long mới đây đăng Twitter kêu gọi các startup công nghệ xây dựng cho Singpapore hệ thống thanh toán điện tử hiện đại hơn. Ít phút sau, vài startup công nghệ của quốc gia này đã tweet lại hưởng ứng và cam kết làm ra sản phẩm trong 18 tháng.
Cụ thể, đảo quốc sư tử đã dành ra 19 tỷ đôla Singapore phát triển các nghiên cứu trong khoảng thời gian 5 năm tới đây, tính từ năm 2016. Các cơ sở dữ liệu mở cũng sẽ được tiếp cận với khu vực tư nhân để đẩy nhanh việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới. Điều quan trọng là quốc gia này cần tạo ra một nền kinh tế kỹ thuật số để duy trì thu nhập và việc làm cho tầng lớp trung lưu.

"Nếu Singapore không thể giải quyết vấn đề việc làm cho tầng lớp trung lưu, nguy cơ cao là nhóm người này sẽ bị mất việc. Cần liên tục đào tạo, trang bị những kỹ năng mới cho các tầng lớp lao động trong xã hội với mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau trong sự phát triển như vũ bão này”, ông Vivian khẳng định.

Singapore đang phát triển theo hướng cổ vũ các ngành công nghiệp, công nghệ tạo ra các việc làm mới, tìm cách phân phối lại các giá trị và cơ hội việc làm trên thị trường lao động. Quan trọng hơn là liên tục nâng cao nhận thức, khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi, nâng cao kiến thức, học thêm các kỹ năng mới phục vụ cho sự thay đổi sẵn sàng ập đến bất cứ lúc nào trong tương lai.

Mức độ sử dụng Internet và điện thoại thông minh khá cao của đảo quốc sư tử cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nỗ lực trở thành nền kinh tế số của quốc gia này. Thủ tướng Lý Hiển Long mới đây kêu gọi người dân Singapore nắm bắt công nghệ. Ông cho biết nước này vẫn có một số cách để tạo ra xã hội không sử dụng tiền mặt và để đơn giản hóa hệ thống thanh toán điện tử.
Đội giải nhất Swiss Innovation Challenge sẽ được nhận thưởng 15.000 USD, cơ hội gọi vốn đến 2 tỷ đồng và đại diện Việt Nam thi vòng quốc tế.

Sau 9 tháng tuyển chọn, cuộc thi khởi nghiệp Swiss Innovation Challenge Việt Nam 2017 (SIC) vừa công bố danh sách 25 đội xuất sắc nhất tham gia vòng chung kết vào ngày 13/9 tới đây tại TP HCM. Ba đội xuất sắc nhất sẽ được nhận giải thưởng tổng trị giá 23.000 USD.



Riêng đội giải nhất sẽ nhận về phần thưởng 15.000 và đại diện Việt Nam tham dự vòng chung kết quốc tế tại Thụy Sỹ. Ngoài ra, ban tổ chức còn có giải thưởng đặc biệt dành cho dự án có tính quốc tế hóa trị giá 5.000 USD, lựa chọn từ các dự án xuất sắc toàn khu vực châu Á.

Đội giải nhất cùng với đội giải nhì, ba và các đội tiềm năng cao còn được đề cử tham gia vòng gọi vốn với các nhà đầu tư của SIC vào tháng 12/2017. Cùng với đó, Sở Khoa học & Công nghệ TP HCM cũng sẽ dành hàng loạt cơ hội cho các nhóm startup này như đề cử tham gia chương trình Speed-Up của Thành phố với cơ hội gọi vốn đầu tư đến 2 tỷ đồng, đề cử tham gia Tuần lễ Đổi mới sáng tạo của TP HCM do sở này tổ chức. Đây được xem là sự kiện lớn nhất và uy tín nhất về đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Swiss Innovation Challenge Việt Nam là cuộc thi phát triển dựa trên sự thành công và tiếng vang của cuộc thi Swiss Innovation Challenge tại Thụy Sỹ. Năm 2017, Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sỹ (FHNW) quyết định khởi động chương trình này tại các nước châu Á.

Tại Việt Nam, cuộc thi được tổ chức bởi chương trình EMBA-MCI thuộc Đại học Bách khoa TP HCM với sự đồng hành của Sở Khoa học & Công nghệ thành phố. Trong lần đầu tổ chức, cuộc thi thu hút được gần 200 đội. Ban tổ chức cho biết, rất nhiều dự án hướng đến việc giải quyết các vấn đề nhức nhối của TP HCM như giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin để cải thiện hệ thống quản lý, dịch vụ, giảm ùn tắc giao thông… Các dự án cũng nằm trong nhóm 4 ngành công nghiệp trọng điểm và 9 ngành dịch vụ mà Thành phố đang quan tâm.

Hôm 29/8, ba đội tiêu biểu được vào vòng chung kết đã có buổi giao lưu tại hội thảo “Thị trường nào cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo – khởi nghiệp ở Việt Nam” do Saigon Innovation Hub (SIHUB) tổ chức. Mối quan tâm chung của các dự án này hiện chính là tìm được nguồn vốn đầu tư khả thi trong bối cảnh ngân sách hạn chế. Đồng thời, việc định hình cho sản phẩm/dịch vụ của startup ngay từ đầu hướng đến thị trường thế giới hay chỉ nên tập trung ở Việt Nam trước cũng ghi nhận nhiều trăn trở.
Cuộc thi đấu sẽ còn tiếp tục diễn ra và hứa hẹn sẽ đem đến nhiều cung bậc cảm xúc cho cuộc thi và các nhà đầu tư.


Square Roots - startup có sự góp vốn của Kimbal Musk (anh trai tỷ phú Elon Musk) gọi vốn 5,4 triệu USD từ quỹ đầu tư Collaborative (Mỹ).

Đại diện Square Roots cho biết số tiền này để mở rộng quy mô hoạt động. Hai nhà sáng lập Kimbal Musk và Tobias Peggs kỳ vọng Square Roots trở thành nguồn cung thực phẩm sạch lớn tại Mỹ và châu Âu.


Thành lập từ tháng 8/2016, Square Roots phát triển công nghệ trồng cây theo phương pháp thủy canh, nuôi trong dung dịch dinh dưỡng đặc biệt, có khả năng loại bỏ một số vi khuẩn, nấm mốc có hại sinh trưởng trong môi trường đất ẩm. Cây trồng có thể canh tác trên diện tích nhỏ với số lượng lớn, phù hợp với không gian nhỏ trong các thành phố.

Startup này mở các khóa đào tạo kéo dài 13 tháng cho nông dân địa phương. Tại đây, nông dân được hướng dẫn kỹ thuật trồng cây và xây dựng chiến lược kinh doanh để chủ động đầu ra cho nông sản. Nông dân được đào tạo miễn phí, thay vào đó, sau mỗi vụ mùa trồng theo phương pháp của Square Roots, hãng sẽ giữ lại một phần nông sản để bán cho các nhà hàng. Sau vụ mùa su hào đầu tiên áp dụng phương pháp, Square Roots bán lượng lớn nông sản này cho các nhà hàng tại New York (Mỹ) và Mercato (Italy).

Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm sạch, Kimbal Musk tin rằng nhưng điều anh và các cộng sự đang làm sẽ giúp thay thế phương pháp canh tác nông nghiệp truyền thống bằng công nghệ cao, nhằm mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí, sức người. Hiện, Square Roots cạnh tranh trực tiếp với Plenty - startup mới nhận đầu tư 200 triệu USD từ Softbank (Nhật Bản)

“Square Roots hoạt động với mục tiêu mang tới cuộc cách mạng nông nghiệp sạch tại Mỹ”, Kimbal Musk cho biết. Trong quá trình xây dựng thương hiệu, Kimbal Musk luôn nỗ lực để thoát khỏi cái “bóng” của em trai. Ông muốn trở thành nhân vật có sức ảnh hưởng trong ngành nông nghiệp sạch.

Ngoài Square Roots, ông Musk là chủ sở hữu của chuỗi nhà hàng The Kitchenette - mô hình nhà hàng chuyên phục vụ những món ăn có lợi cho sức khỏe, chủ yếu là bánh sandwich, sa-lát và súp với giá rẻ bằng nửa nhà hàng thông thường.
Bạn có biết: Kênh tuyển dụng dành cho start-up?
Khởi nghiệp hiện nay đang là xu hướng của các bạn trẻ để tìm ra hướng đi mới trong phát triển sự nghiệp của mình, là một trào lưu mà giới trẻ đang quan tâm.
Ấp ủ nhiều dự định kinh doanh, mỗi khi nhắc đến startup, chúng ta thường nghĩ đến những ý tưởng vô cùng mạo hiểm và mới mẻ cùng số lượng vốn đầu tư được coi là ‘mạo hiểm’ để có thể gây dựng và phát triển dự án hơn nữa trong tương lai. Vậy liệu startup có phải luôn là nơi khởi nguồn của mọi sự đổi mới và sáng tạo?


Thực tế không phải lúc nào sáng tạo cũng là yếu tố tiên quyết. Thậm chí, những startup học tập lại mô hình của người đi trước, từ ăn theo ý tưởng đến sao chép hoàn toàn, còn đông đảo hơn nhiều.
Lấy ví dụ đơn cử là 2 dự án khởi nghiệp mang tên Yelp và Foody. Sở dĩ Yelp được nhắc đến trước do toàn bộ từ hệ thống, kết cấu đến giao diện đều bị Foody sao chép gần như toàn bộ. Yelp – 1 công ty của Mỹ được thành lập năm 2004, đã sáng lập ra dự án cùng tên với mục đích cung cấp dịch vụ tìm kiếm và đánh giá các địa điểm khác nhau trên khắp nước Mỹ. 8 năm sau đó, năm 2012, Foody được ra đời tại Thành phố Hồ Chí Minh với sứ mệnh cung cấp là một cộng đồng tin cậy cho mọi người có thể tìm kiếm, lựa chọn, bình luận các địa điểm ăn uống, nhà hàng, quán bar..tại Việt Nam. Thậm chí, bản thân CEO của Foody, ông Đặng Hoàng Minh cũng từng chia sẻ mong muốn trở thành một “Yelp của Việt Nam”.
Kết quả không tồi chút nào. Foody, sau 4 vòng gọi vốn thành công, đã gọi được số vốn tới gần 2 triệu USD. Dự án này đã trở thành một trong những startup copy cat thành công nhất tại Việt Nam, bên cạnh những tên tuổi khác như Lozi, Haravan…
Điểm thú vị là dường như, những startup sao chép lại ‘được lòng’ các quỹ đầu tư hơn. Việc một startup tại Việt Nam đi học tập mô hình của nước ngoài không có gì là lạ. Nếu một startup tại Việt Nam nhìn ra nhu cầu của thị trường và áp dụng đúng mô hình thôi, thì đã có cơ hội thành công lớn. Học hỏi những mô hình trên thế giới là con đường nhanh nhất và tiết kiệm nhất. Rất có thể đây là cũng chính là cách ‘nhìn xa trông rộng’ của các nhà quản trị tài chính tại Việt Nam – luôn luôn mong muốn giảm thiểu tối đa độ rủi ro cũng như đồng nghĩa với việc nâng cao tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư.

Theo ông Đinh Anh Huân, nhà sáng lập của Seedcom (công ty đầu tư cho Haravan), “những startup trên thế giới đã tốn rất nhiều năm để làm và sửa sai, mình có cơ hội thừa hưởng và học hỏi được những bài học của họ là quá tốt rồi. Nếu startup tại Việt Nam cứ tự thích xây dựng cái mới, thử nghiệm và sửa sai thì sẽ tốn thời gian hơn, rủi ro cũng cao hơn”.
Tuy nhiên, những startup – bản – sao không phải lúc nào cũng có thể ‘ăn theo’ bản gốc và thành công được một cách dễ dàng. Bên cạnh đó là việc phải đối mặt với sự ‘kỳ thị’ của một phần không nhỏ người dùng đối với các sản phẩm sao chép. Ngay cả khi không gặp khó khăn về rào cản trong việc gia nhập vào lĩnh vực đó, những dự án khởi nghiệp mang hơi hướng ‘coppy – paste’ cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ ‘cái bóng’ của chính startup đã đi trước thành công mà họ sao chép.
Vậy những startup copycat có được coi là sự sáng tạo? Sự khác biệt có thể là không lớn.
Dù sao, chẳng có ý tưởng nào là hoàn toàn sáng tạo. Và thế giới cũng đã chứng kiến những bản sao thành công vượt qua cả bản chính. Có thể khẳng định rằng, khởi nghiệp với Copycat – 1 ý tưởng không hề tồi !