CÓ GÌ MỚI?
Cập nhật

Singapore và chiến lược phát triển start up công nghệ

Thay vì tài trợ tiền, Singapore sẽ hỗ trợ các công ty công nghệ bằng việc ký kết hợp đồng kinh doanh, mua dịch vụ từ chính startup này.

"Singapore sẽ phát triển kinh tế tư nhân bằng cách sử dụng hàng hóa, mua dịch vụ của các startup thay vì đưa ra các khoản tiền trợ cấp, viện trợ”, ông Vivian Balakrishnan, Bộ trưởng phụ trách sáng kiến ​​Quốc gia thông minh của nước này cho biết.

Đây là cách chính phủ Singapore thúc đẩy sự đổi mới của khu vực tư nhân, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ, startup công nghệ nhằm tạo ra một nền kinh tế tích hợp số hóa.



Cũng theo Bộ trưởng Balakrishnan, Singapore đang cố gắng tái cấu trúc nền kinh tế, trở thành trung tâm đổi mới toàn cầu. Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ Singapore chi hàng tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển, chuẩn bị nhân lực và xây dựng một xã hội không sử dụng nhiều tiền mặt.

Thủ tướng Lý Hiển Long mới đây đăng Twitter kêu gọi các startup công nghệ xây dựng cho Singpapore hệ thống thanh toán điện tử hiện đại hơn. Ít phút sau, vài startup công nghệ của quốc gia này đã tweet lại hưởng ứng và cam kết làm ra sản phẩm trong 18 tháng.
Cụ thể, đảo quốc sư tử đã dành ra 19 tỷ đôla Singapore phát triển các nghiên cứu trong khoảng thời gian 5 năm tới đây, tính từ năm 2016. Các cơ sở dữ liệu mở cũng sẽ được tiếp cận với khu vực tư nhân để đẩy nhanh việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới. Điều quan trọng là quốc gia này cần tạo ra một nền kinh tế kỹ thuật số để duy trì thu nhập và việc làm cho tầng lớp trung lưu.

"Nếu Singapore không thể giải quyết vấn đề việc làm cho tầng lớp trung lưu, nguy cơ cao là nhóm người này sẽ bị mất việc. Cần liên tục đào tạo, trang bị những kỹ năng mới cho các tầng lớp lao động trong xã hội với mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau trong sự phát triển như vũ bão này”, ông Vivian khẳng định.

Singapore đang phát triển theo hướng cổ vũ các ngành công nghiệp, công nghệ tạo ra các việc làm mới, tìm cách phân phối lại các giá trị và cơ hội việc làm trên thị trường lao động. Quan trọng hơn là liên tục nâng cao nhận thức, khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi, nâng cao kiến thức, học thêm các kỹ năng mới phục vụ cho sự thay đổi sẵn sàng ập đến bất cứ lúc nào trong tương lai.

Mức độ sử dụng Internet và điện thoại thông minh khá cao của đảo quốc sư tử cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nỗ lực trở thành nền kinh tế số của quốc gia này. Thủ tướng Lý Hiển Long mới đây kêu gọi người dân Singapore nắm bắt công nghệ. Ông cho biết nước này vẫn có một số cách để tạo ra xã hội không sử dụng tiền mặt và để đơn giản hóa hệ thống thanh toán điện tử.

Kết quả Swiss Innovation Challenge Việt Nam 2017, 25 đội start up bước vào chung kết

Đội giải nhất Swiss Innovation Challenge sẽ được nhận thưởng 15.000 USD, cơ hội gọi vốn đến 2 tỷ đồng và đại diện Việt Nam thi vòng quốc tế.

Sau 9 tháng tuyển chọn, cuộc thi khởi nghiệp Swiss Innovation Challenge Việt Nam 2017 (SIC) vừa công bố danh sách 25 đội xuất sắc nhất tham gia vòng chung kết vào ngày 13/9 tới đây tại TP HCM. Ba đội xuất sắc nhất sẽ được nhận giải thưởng tổng trị giá 23.000 USD.



Riêng đội giải nhất sẽ nhận về phần thưởng 15.000 và đại diện Việt Nam tham dự vòng chung kết quốc tế tại Thụy Sỹ. Ngoài ra, ban tổ chức còn có giải thưởng đặc biệt dành cho dự án có tính quốc tế hóa trị giá 5.000 USD, lựa chọn từ các dự án xuất sắc toàn khu vực châu Á.

Đội giải nhất cùng với đội giải nhì, ba và các đội tiềm năng cao còn được đề cử tham gia vòng gọi vốn với các nhà đầu tư của SIC vào tháng 12/2017. Cùng với đó, Sở Khoa học & Công nghệ TP HCM cũng sẽ dành hàng loạt cơ hội cho các nhóm startup này như đề cử tham gia chương trình Speed-Up của Thành phố với cơ hội gọi vốn đầu tư đến 2 tỷ đồng, đề cử tham gia Tuần lễ Đổi mới sáng tạo của TP HCM do sở này tổ chức. Đây được xem là sự kiện lớn nhất và uy tín nhất về đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Swiss Innovation Challenge Việt Nam là cuộc thi phát triển dựa trên sự thành công và tiếng vang của cuộc thi Swiss Innovation Challenge tại Thụy Sỹ. Năm 2017, Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sỹ (FHNW) quyết định khởi động chương trình này tại các nước châu Á.

Tại Việt Nam, cuộc thi được tổ chức bởi chương trình EMBA-MCI thuộc Đại học Bách khoa TP HCM với sự đồng hành của Sở Khoa học & Công nghệ thành phố. Trong lần đầu tổ chức, cuộc thi thu hút được gần 200 đội. Ban tổ chức cho biết, rất nhiều dự án hướng đến việc giải quyết các vấn đề nhức nhối của TP HCM như giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin để cải thiện hệ thống quản lý, dịch vụ, giảm ùn tắc giao thông… Các dự án cũng nằm trong nhóm 4 ngành công nghiệp trọng điểm và 9 ngành dịch vụ mà Thành phố đang quan tâm.

Hôm 29/8, ba đội tiêu biểu được vào vòng chung kết đã có buổi giao lưu tại hội thảo “Thị trường nào cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo – khởi nghiệp ở Việt Nam” do Saigon Innovation Hub (SIHUB) tổ chức. Mối quan tâm chung của các dự án này hiện chính là tìm được nguồn vốn đầu tư khả thi trong bối cảnh ngân sách hạn chế. Đồng thời, việc định hình cho sản phẩm/dịch vụ của startup ngay từ đầu hướng đến thị trường thế giới hay chỉ nên tập trung ở Việt Nam trước cũng ghi nhận nhiều trăn trở.
Cuộc thi đấu sẽ còn tiếp tục diễn ra và hứa hẹn sẽ đem đến nhiều cung bậc cảm xúc cho cuộc thi và các nhà đầu tư.


Startup của anh trai tỷ phú Elon Musk gọi vốn 5,4 triệu USD

Square Roots - startup có sự góp vốn của Kimbal Musk (anh trai tỷ phú Elon Musk) gọi vốn 5,4 triệu USD từ quỹ đầu tư Collaborative (Mỹ).

Đại diện Square Roots cho biết số tiền này để mở rộng quy mô hoạt động. Hai nhà sáng lập Kimbal Musk và Tobias Peggs kỳ vọng Square Roots trở thành nguồn cung thực phẩm sạch lớn tại Mỹ và châu Âu.


Thành lập từ tháng 8/2016, Square Roots phát triển công nghệ trồng cây theo phương pháp thủy canh, nuôi trong dung dịch dinh dưỡng đặc biệt, có khả năng loại bỏ một số vi khuẩn, nấm mốc có hại sinh trưởng trong môi trường đất ẩm. Cây trồng có thể canh tác trên diện tích nhỏ với số lượng lớn, phù hợp với không gian nhỏ trong các thành phố.

Startup này mở các khóa đào tạo kéo dài 13 tháng cho nông dân địa phương. Tại đây, nông dân được hướng dẫn kỹ thuật trồng cây và xây dựng chiến lược kinh doanh để chủ động đầu ra cho nông sản. Nông dân được đào tạo miễn phí, thay vào đó, sau mỗi vụ mùa trồng theo phương pháp của Square Roots, hãng sẽ giữ lại một phần nông sản để bán cho các nhà hàng. Sau vụ mùa su hào đầu tiên áp dụng phương pháp, Square Roots bán lượng lớn nông sản này cho các nhà hàng tại New York (Mỹ) và Mercato (Italy).

Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm sạch, Kimbal Musk tin rằng nhưng điều anh và các cộng sự đang làm sẽ giúp thay thế phương pháp canh tác nông nghiệp truyền thống bằng công nghệ cao, nhằm mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí, sức người. Hiện, Square Roots cạnh tranh trực tiếp với Plenty - startup mới nhận đầu tư 200 triệu USD từ Softbank (Nhật Bản)

“Square Roots hoạt động với mục tiêu mang tới cuộc cách mạng nông nghiệp sạch tại Mỹ”, Kimbal Musk cho biết. Trong quá trình xây dựng thương hiệu, Kimbal Musk luôn nỗ lực để thoát khỏi cái “bóng” của em trai. Ông muốn trở thành nhân vật có sức ảnh hưởng trong ngành nông nghiệp sạch.

Ngoài Square Roots, ông Musk là chủ sở hữu của chuỗi nhà hàng The Kitchenette - mô hình nhà hàng chuyên phục vụ những món ăn có lợi cho sức khỏe, chủ yếu là bánh sandwich, sa-lát và súp với giá rẻ bằng nửa nhà hàng thông thường.
Bạn có biết: Kênh tuyển dụng dành cho start-up?

Start up coptcat - Mô hình kinh doanh có nên áp dụng?

Khởi nghiệp hiện nay đang là xu hướng của các bạn trẻ để tìm ra hướng đi mới trong phát triển sự nghiệp của mình, là một trào lưu mà giới trẻ đang quan tâm.
Ấp ủ nhiều dự định kinh doanh, mỗi khi nhắc đến startup, chúng ta thường nghĩ đến những ý tưởng vô cùng mạo hiểm và mới mẻ cùng số lượng vốn đầu tư được coi là ‘mạo hiểm’ để có thể gây dựng và phát triển dự án hơn nữa trong tương lai. Vậy liệu startup có phải luôn là nơi khởi nguồn của mọi sự đổi mới và sáng tạo?


Thực tế không phải lúc nào sáng tạo cũng là yếu tố tiên quyết. Thậm chí, những startup học tập lại mô hình của người đi trước, từ ăn theo ý tưởng đến sao chép hoàn toàn, còn đông đảo hơn nhiều.
Lấy ví dụ đơn cử là 2 dự án khởi nghiệp mang tên Yelp và Foody. Sở dĩ Yelp được nhắc đến trước do toàn bộ từ hệ thống, kết cấu đến giao diện đều bị Foody sao chép gần như toàn bộ. Yelp – 1 công ty của Mỹ được thành lập năm 2004, đã sáng lập ra dự án cùng tên với mục đích cung cấp dịch vụ tìm kiếm và đánh giá các địa điểm khác nhau trên khắp nước Mỹ. 8 năm sau đó, năm 2012, Foody được ra đời tại Thành phố Hồ Chí Minh với sứ mệnh cung cấp là một cộng đồng tin cậy cho mọi người có thể tìm kiếm, lựa chọn, bình luận các địa điểm ăn uống, nhà hàng, quán bar..tại Việt Nam. Thậm chí, bản thân CEO của Foody, ông Đặng Hoàng Minh cũng từng chia sẻ mong muốn trở thành một “Yelp của Việt Nam”.
Kết quả không tồi chút nào. Foody, sau 4 vòng gọi vốn thành công, đã gọi được số vốn tới gần 2 triệu USD. Dự án này đã trở thành một trong những startup copy cat thành công nhất tại Việt Nam, bên cạnh những tên tuổi khác như Lozi, Haravan…
Điểm thú vị là dường như, những startup sao chép lại ‘được lòng’ các quỹ đầu tư hơn. Việc một startup tại Việt Nam đi học tập mô hình của nước ngoài không có gì là lạ. Nếu một startup tại Việt Nam nhìn ra nhu cầu của thị trường và áp dụng đúng mô hình thôi, thì đã có cơ hội thành công lớn. Học hỏi những mô hình trên thế giới là con đường nhanh nhất và tiết kiệm nhất. Rất có thể đây là cũng chính là cách ‘nhìn xa trông rộng’ của các nhà quản trị tài chính tại Việt Nam – luôn luôn mong muốn giảm thiểu tối đa độ rủi ro cũng như đồng nghĩa với việc nâng cao tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư.

Theo ông Đinh Anh Huân, nhà sáng lập của Seedcom (công ty đầu tư cho Haravan), “những startup trên thế giới đã tốn rất nhiều năm để làm và sửa sai, mình có cơ hội thừa hưởng và học hỏi được những bài học của họ là quá tốt rồi. Nếu startup tại Việt Nam cứ tự thích xây dựng cái mới, thử nghiệm và sửa sai thì sẽ tốn thời gian hơn, rủi ro cũng cao hơn”.
Tuy nhiên, những startup – bản – sao không phải lúc nào cũng có thể ‘ăn theo’ bản gốc và thành công được một cách dễ dàng. Bên cạnh đó là việc phải đối mặt với sự ‘kỳ thị’ của một phần không nhỏ người dùng đối với các sản phẩm sao chép. Ngay cả khi không gặp khó khăn về rào cản trong việc gia nhập vào lĩnh vực đó, những dự án khởi nghiệp mang hơi hướng ‘coppy – paste’ cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ ‘cái bóng’ của chính startup đã đi trước thành công mà họ sao chép.
Vậy những startup copycat có được coi là sự sáng tạo? Sự khác biệt có thể là không lớn.
Dù sao, chẳng có ý tưởng nào là hoàn toàn sáng tạo. Và thế giới cũng đã chứng kiến những bản sao thành công vượt qua cả bản chính. Có thể khẳng định rằng, khởi nghiệp với Copycat – 1 ý tưởng không hề tồi !

Start up copycat - Dự án có thực sự nên đầu tư?

Khởi nghiệp hiện nay đang là xu hướng của các bạn trẻ để tìm ra hướng đi mới trong phát triển sự nghiệp của mình, là một trào lưu mà giới trẻ đang quan tâm.
Ấp ủ nhiều dự định kinh doanh, mỗi khi nhắc đến startup, chúng ta thường nghĩ đến những ý tưởng vô cùng mạo hiểm và mới mẻ cùng số lượng vốn đầu tư được coi là ‘mạo hiểm’ để có thể gây dựng và phát triển dự án hơn nữa trong tương lai. Vậy liệu startup có phải luôn là nơi khởi nguồn của mọi sự đổi mới và sáng tạo?

Start up copycat - Nên hay không nên

Thực tế không phải lúc nào sáng tạo cũng là yếu tố tiên quyết. Thậm chí, những startup học tập lại mô hình của người đi trước, từ ăn theo ý tưởng đến sao chép hoàn toàn, còn đông đảo hơn nhiều.
Lấy ví dụ đơn cử là 2 dự án khởi nghiệp mang tên Yelp và Foody. Sở dĩ Yelp được nhắc đến trước do toàn bộ từ hệ thống, kết cấu đến giao diện đều bị Foody sao chép gần như toàn bộ. Yelp – 1 công ty của Mỹ được thành lập năm 2004, đã sáng lập ra dự án cùng tên với mục đích cung cấp dịch vụ tìm kiếm và đánh giá các địa điểm khác nhau trên khắp nước Mỹ. 8 năm sau đó, năm 2012, Foody được ra đời tại Thành phố Hồ Chí Minh với sứ mệnh cung cấp là một cộng đồng tin cậy cho mọi người có thể tìm kiếm, lựa chọn, bình luận các địa điểm ăn uống, nhà hàng, quán bar..tại Việt Nam. Thậm chí, bản thân CEO của Foody, ông Đặng Hoàng Minh cũng từng chia sẻ mong muốn trở thành một “Yelp của Việt Nam”.
Kết quả không tồi chút nào. Foody, sau 4 vòng gọi vốn thành công, đã gọi được số vốn tới gần 2 triệu USD. Dự án này đã trở thành một trong những startup copy cat thành công nhất tại Việt Nam, bên cạnh những tên tuổi khác như Lozi, Haravan…
Điểm thú vị là dường như, những startup sao chép lại ‘được lòng’ các quỹ đầu tư hơn. Việc một startup tại Việt Nam đi học tập mô hình của nước ngoài không có gì là lạ. Nếu một startup tại Việt Nam nhìn ra nhu cầu của thị trường và áp dụng đúng mô hình thôi, thì đã có cơ hội thành công lớn. Học hỏi những mô hình trên thế giới là con đường nhanh nhất và tiết kiệm nhất. Rất có thể đây là cũng chính là cách ‘nhìn xa trông rộng’ của các nhà quản trị tài chính tại Việt Nam – luôn luôn mong muốn giảm thiểu tối đa độ rủi ro cũng như đồng nghĩa với việc nâng cao tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư.

Start up copycat - Nên hay không nên

Theo ông Đinh Anh Huân, nhà sáng lập của Seedcom (công ty đầu tư cho Haravan), “những startup trên thế giới đã tốn rất nhiều năm để làm và sửa sai, mình có cơ hội thừa hưởng và học hỏi được những bài học của họ là quá tốt rồi. Nếu startup tại Việt Nam cứ tự thích xây dựng cái mới, thử nghiệm và sửa sai thì sẽ tốn thời gian hơn, rủi ro cũng cao hơn”.
Tuy nhiên, những startup – bản – sao không phải lúc nào cũng có thể ‘ăn theo’ bản gốc và thành công được một cách dễ dàng. Bên cạnh đó là việc phải đối mặt với sự ‘kỳ thị’ của một phần không nhỏ người dùng đối với các sản phẩm sao chép. Ngay cả khi không gặp khó khăn về rào cản trong việc gia nhập vào lĩnh vực đó, những dự án khởi nghiệp mang hơi hướng ‘coppy – paste’ cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ ‘cái bóng’ của chính startup đã đi trước thành công mà họ sao chép.
Vậy những startup copycat có được coi là sự sáng tạo? Sự khác biệt có thể là không lớn.
Dù sao, chẳng có ý tưởng nào là hoàn toàn sáng tạo. Và thế giới cũng đã chứng kiến những bản sao thành công vượt qua cả bản chính. Có thể khẳng định rằng, khởi nghiệp với Copycat – 1 ý tưởng không hề tồi !

Start up wheel cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp

Ngày 26/8/2017, tại Trung tâm Hội nghị Riverside Palace (360D Bến Vân Đồn, P1, Q4, TPHCM), Ngày hội Khởi nghiệp – Startup Day 2017 được khai mạc và diễn ra từ 8g00 đến 20g00. 



Với quy mô mở rộng lên đến hơn 120 mô hình khởi nghiệp tiêu biểu trên cả nước (do BSSC đánh giá, lựa chọn) cùng môt số mô hình khởi nghiệp quốc tế. Đây là sự kiện thường niên chuyên sâu dành cho cộng đồng khởi nghiệp trên cả nước, được đồng tổ chức bởi Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp và Hội doanh nhân trẻ TPHCM (YBA) dưới sự quan tâm sâu sát của Hội LHTN Việt Nam TPHCM, Hội Sinh viên Việt Nam TPHCM và Sở Khoa học Công nghệ TPHCM.Startup Day 2017 sẽ phần nào mang đến cái nhìn tổng quan về xu hướng khởi nghiệp đang chuyển biến mới mẻ tại Việt Nam, nhiều hơn những startups về du lịch/dịch vụ và đặc biệt là những mô hình khởi nghiệp phát triển từ nền tảng nghiên cứu khoa học cũng như xu hướng mới trên thế giới như trí tuệ nhân tạo (AI)…Với sự tham gia hỗ trợ của gần 40 đối tác là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ khởi nghiệp, ươm tạo doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nhân, doanh nghiệp lớn định hướng đỡ đầu cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong cả nước; Startup Day 2017 tiếp nối tinh thần của Startup Day các năm: Xây dựng tính liên kết rõ nét giữa các thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp hướng đến việc giới thiệu, kết nối các startup, Quỹ đầu tư, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Startup Day 2017 là chương trình thường niên gồm một chuỗi tổ hợp các sự kiện hấp dẫn, liên tục trong hơn 12 giờ đồng hồ dành cho cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam:


Sàn Giao dịch và Đầu tư Khởi nghiệp 2017– nơi startup có thể trưng bày, giới thiệu, quảng bá và thương mại hóa sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp ngay tại Sàn; tiếp cận và đánh giá mức độ quan tâm của thị trường; gặp gỡ và thuyết phục nhà đầu tư trên sân khấu trong vòng 2 phút…Năm nay, 120 startup có cơ hội trình bày với khoảng 3000 người là nhà đầu tư, doanh nhân, tổ chức Hiệp hội, tổ chức ươm tạo doanh nghiệp; kêu gọi các khoản đầu tư trực tiếp thông qua thẻ đầu tư (sử dụng dựa trên NFC) của BTC tại chương trìnhVòng Chung kết và Lễ Trao giải cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp Startup Wheel 2017 – trải qua hơn 6 tháng với các phần thi đầy thử thách để hoàn thiện từ kế hoạch kinh doanh đến nhận diện thương hiệu hay kỹ năng gọi vốn, Chung kết Startup Wheel 2017 sẽ là đấu trường sơi nổi, gây cấn, hấp dẫn và đầy cạnh tranh của Top 10 mô hình khởi nghiệp xuất sắc nhất cả nước. Lễ Trao giải cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp Startup Wheel 2017 sẽ trao các giải thưởng:
01 Giải Nhất (dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp): 200.000.000 đồng (hiện kim 150.000.000 đồng)01 Giải Nhất (dành cho cá nhân/nhóm khởi nghiệp): 150.000.000 đồng (hiện kim 100.000.000 đồng)01 Giải Nhì: 70.000.000 đồng (hiện kim 50.000.000 đồng)01 Giải Ba: 40.000.000 đồng (hiện kim 20.000.000 đồng)01 Giải Dự án sáng tạo nhất: 10.000.000 đồngGiải Sinh viên Khởi nghiệp xuất sắc nhất: 10.000.000 đồngGiải Dự án được yêu thích nhất: 5.000.000 đồng.02 suất tham dự Hebronstar Advance 2017 (dự kiến tổ chức tại Hàn Quốc) trị giá hơn 2000USD/suất01 suất học bổng toàn phần MBA của trường ĐH Western Sydney hoặc học bổng MBUS trị giá lên đến 300.000.000 đồng từ Viện đào tạo quốc tế ISB (thuộc trường ĐH Kinh tế)Ngoài ra, top 100 dự án vòng Bán kết còn có cơ hội nhận được các giải thưởng phụ hằng tuần “Ăn tối cùng Doanh nhân”, Giải Founder Nữ xuất sắc nhất; cơ hội tham dự chương trình thúc đẩy khởi nghiệp từ Hebronstar (Hàn Quốc) và các tổ chức khác từ các nước trong khu vực…
Dự án Mỗi Doanh nhân – Một người Thầy – Startup Day tiếp tục tạo điều kiện để các mô hình khởi nghiệp tìm được các Doanh nhân bảo trợ, họ không chỉ là một người hướng dẫn mà còn là một người hỗ trợ, tư vấn đồng hành trong quá trình khởi nghiệp.
Timeline chương trình chi tiết:8:00-16:00 SÀN GIAO DỊCH & ĐẦU TƯ KHỞI NGHIỆP
Lễ khai mạcTrưng bày, giới thiệu các mô hình khởi nghiệpTrình bày, thuyết phục nhà đầu tưDoanh nhân lựa chọn mô hình khởi nghiệp để bảo trợ (Dự án Mỗi Doanh nhân – Một người Thầy)
13:30 – 17:00 CHUNG KẾT STARTUP WHEEL 2017
Phần thi của 10 dự án xuất sắc nhấtPhản biện với Hội đồng Giám khảo
17:00 – 17:30 TỔNG KẾT STARTUP DAY 201718:30 – 20:00 LỄ TRAO GIẢI STARTUP WHEEL 2017
Công bố và trao giải Sàn Giao dịch và Đầu tư Khởi nghiệpCông bố và trao giải Cuộc thi Startup Wheel 2017
Một số điểm nổi bật của Startup Day 2017:
Được tổ chức đến nay là lần thứ 5, Startup Day trở thành một sự kiện nền tảng kết nối các thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, Startup Day nhận được quan tâm tham gia của các Sở/Ngành Thành phố, các nhà hoạch định chính sách, các Quỹ đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính – ngân hàng, doanh nhân, nhà đầu tư cá nhân, các tổ chức – cơ quan truyền thông và cộng đồng khởi nghiệp, chắc chắn sẽ là tạo nên mối liên kết mạnh mẽ nhất trong mạng lưới khởi nghiệp giữa các startup với nhau, giữa startup với các nhà đầu tư và đặc biệt là giữa startup và các chính sách mới của Thành phố dành cho khởi nghiệp.Quy mô tăng lên 120 startups (năm 2016 là 100 startups) ở nhiều lĩnh vực, bên cạnh các xu hướng công nghệ, IOT, nông nghiệp/nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ,… là xu hướng khởi nghiệp mới như Fintech, AI, Du lịch…Bên cạnh các mô hình khởi nghiệp tiêu biểu trong nước là các startup nước ngoài (Phillipines và Hàn Quốc)Chương trình năm 2016 đã thu hút 3000 lượt người tham dự, kỳ vọng lượt tham dự năm nay sẽ lên đến 3500-4000 lượt người02 startups xuất sắc có cơ hội tham dự Hebronstar Advance 2017 (dự kiến tổ chức tại Hàn Quốc) trị giá hơn 2000USD/suấtCác startups tiềm năng (không giới hạn lĩnh vực) có cơ hội được lựa chọn tham gia chương trình thúc đẩy khởi nghiệp H-Camp  từ Hebronstar diễn ra từ tháng 9/2017
Đồng hành cùng chương trình là Công ty đầu tư tài chính nhà nước (HFIC). Với các thương hiệu mạnh cùng một đội ngũ nhân lực nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tư vấn, đầu tư, HFIC sẽ tiếp thêm nội lực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia trong cuộc thi năm nay, trong vấn đề thẩm định dự án và kêu gọi đầu tư, quản trị tài chính cho dự án. Sự tham gia đồng hành của Công ty CP Dược phẩm Hoa Thiên Phú, Công ty Miniso Vietnam, Công ty Chewy Junior, Công ty Honda Phát Tiến cũng sẽ mang đến nhiều cơ hội về đầu tư, hỗ trợ, tư vấn cho các dự án hiệu quả, khả thi. Ngoài ra, Viện đào tạo quốc tế (ISB – trực thuộc ĐH Kinh tế TPHCM) cũng mang đến cơ hội là suất học bổng toàn phần MBA trị giá 300 triệu đồng. Thông tin Startup Day 2017 còn được cập nhật tại app STARTUP WHEEL (trên hệ điều hành iOS, Android).Thông tin về các startup tham gia Startup Day 2017 cập nhật liên tục tại http://bssc.vn/du-an-startup-day-2017/Để biết thêm chi tiết về chương trình, vui lòng truy cập trang web http://bssc.vn/event/startup-day-2017.html, hoặc liên hệ trực tiếp:Phan Ngọc Thanh Vân (Ms) – Phụ trách truyền thôngĐT: 028 5404 3555; Email: van.phan@bssc.vn

Cơ hội trải nghiệm hoàn toàn miễn phí tại Vjobs

Với mục tiêu nhằm chia sẻ những kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực tuyển dụng và marketing online. Tạo cơ hội cho các bạn sinh viên có cơ hội được trải nghiệm thực tế công việc
Công ty TNHH dịch vụ phát triển nhân lực Việt đã và đang lên kế hoạch tổ chức ” Dự án Đào tạo thực tế về tuyển dụng nhân sự cho sinh viên các trường Đại học, Cao Đẳng” . Dự kiến thời gian tổ chức vào 14h thứ 7 ngày 26/08/2017



Địa điểm tổ chức: Số 515 An Dương Vương, Nhật Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Nội dung tham gia chương trình
  • Làm quen. gặp mặt.
  • Chia sẻ kinh nghiệm.
  • Quan sát tực tế.
  • Teambuilding trải nghiệm thực tế.
Đối tượng tham gia chương trình:
  • Sinh viên các trường đại học.
  • Các bạn trẻ có mong muốn tìm hiểu về công việc tuyển dụng và marketing online.
  • Mong muốn được trải nghiệm thực tế hoàn toãn miễn phí.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
Công ty TNHH dịch vụ phát triển Nhân Lực Việt
Email: thongtin.vjobs@gmail.com – SĐT: 0912.571.698
Địa chỉ: Số 515 An Dương Vương, Nhật Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hoặc đăng ký tại đây!

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Search Engine Optimization (SEO)


1.      SEO là gì?
Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing, viết tắt là SEM) = SEO + PPC. 
-          PPC (Pay Per Click, với Google là dịch vụ Quảng cáo Google Adwords) là hình thức quảng cáo trả tiền để được xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm. Bạn chỉ phải trả tiền khi ai đó click vào quảng cáo.
-         Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO - Search Engine Optimization) là một tập hợp các phương pháp tối ưu nội dung văn bản và cấu trúc website nhằm đưa website lên vị trí TOP 10 (trang đầu) trong các trang kết quả của Google hay các bộ máy tìm kiếm khác.
2.     SEO onpage/offpage
- Chính là một cách SEO trên chính trang web của mình, SEO Onpage là toàn bộ công việc liên quan đến website (tối ưu các nội dung, hình ảnh, các thẻ h1, h2…,  các thẻ meta…tốc độ tải trang, liên kết nội bộ, vv…)
- Là xây dựng link từ các trang web khác trỏ về trang web của mình

1. Thẻ tiêu đề (Title)        

                                 

-         Tiêu đề nằm trong thẻ H1

-         Mỗi bài chỉ có 1 thẻ H1

-         Từ khóa phải nằm trong tiêu đề

-         Độ dài tiêu đề không quá 70 ký tự

2. Thẻ Heading

Sử dụng các thẻ heading trong các phần, các nhóm bài viết chính của bạn. Chỉ nên có 1 thẻ H1 và thêm tối đa 2 loại thẻ nữa (H2,H3). Cố gắng sử dụng những từ khóa trong các tiêu đề và đánh dấu chúng, giúp chúng nổi bật trong con mắt những công cụ tìm kiếm trong các thẻ heading này.

Có thể kiểm tra các thẻ đã gắn đúng chưa bằng cách nhấn chuột phải vào bài viết và chọn kiểm tra

 

 3. Thẻ mô tả (Description)

Là một cách để Google hiển thị một phần nội dung bài viết trước khi người dùng click vào đọc

Thẻ mô tả này sẽ là đoạn văn bản xuất hiện trên Google, hãy tạo một thẻ mô tả hay và kích thích nhất để người dùng sẽ click và website của bạn. Chú ý là không quá 140 kí tự

Thẻ miêu tả không đóng vai trò trong việc xếp thứ hạng

4. Nội dung bài viết (Content)

Tất nhiên là nội dung của bài viết đóng vai trò quan trọng nhất trong việc seo rồi. Độ dài tối thiểu cho mỗi bài là 500 từ. Bài viết cần có bố cục rõ ràng và chèn hình ảnh hợp lý. Có thể lấy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau,nhưng phải kiểm tra trùng lặp và xóa link của các trang đó
Mỗi bài chỉ nên có 3 link liên kết.
 Một số công cụ:
-          Kiểm tra độ dài bài viết và trùng lặp: http://smallseotools.com/plagiarism-checker/
-         Kiểm tra bài viết chuẩn SEO: http://www.prelovac.com/vladimir/browser-addons/seo-doctor/ (chỉ dùng được trên Firefox)
-         Kiểm tra tốc độ của trang: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/?hl=vi
-         Giúp bác Google nhanh nhìn thấy bài viết của mình hơn: https://www.google.com/webmasters/tools/submit-url

5. Ảnh

Là một  yếu tố quan trọng không kém nội dung bài viết.  Thử tưởng tượng một bài viết toàn chữ mà không có hình ảnh, sẽ nhàm chán thế nào!
Mỗi đoạn của bài viết chỉ nên có 1 đến 2 ảnh

Nên gắn thẻ Alt dưới ảnh, giúp người dùng có thể biết được nội dung của ảnh khi nó bị lỗi không thể hiển thị

Nên để thẻ Alt có dấu. Việc có thẻ Alt trong mỗi hình ảnh sẽ giúp Google dễ dàng tiếp cận và đánh giá cao nội dung của bạn hơn.
Các bước xử lý ảnh:
-         Cop ảnh về máy (chọn ảnh chất lượng cao), đổi tên ảnh. VD: doi-ten-anh.jpg
-         Vào trang https://pixlr.com/editor/ chỉnh size ảnh (width = 800) (chú ý khi lưu ảnh nên chọn định dạng PNG)
-         Vào trang https://tinypng.com/ nén ảnh
-         Tải ảnh lên bài viết (chú ý nên xử lý toàn bộ ảnh của bài viết đó rồi mới đăng lên,vì trang admin khi để lâu dễ bị out làm mất bài viết)
-         Gắn thẻ Alt cho ảnh
-         Gắn link ảnh

6. URL thân thiện với công cụ tìm kiếm

Đừng sử dụng những kí hiệu như &, Space,& trong URL của mình nếu bạn không muốn chúng bị coi là các tín hiệu spam.

URL nên trùng với tiêu đề bài viết


7. Liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ (Internal link)
Liên kết nội bộ hiểu đơn giản là dẫn link cho các bài viết trong cùng 1 wevsite.
Giúp các Bot tìm kiếm của Google cũng như người dùng ở lại lâu trong website của chúng ta, hãy tạo những liên kết nội bộ hài hòa và hợp lý sẽ rất tốt cho SEO.
Sáu quy tắc đi link:
-         Link về Homepage
-         Link về Bài Viết nằm trước nó, hoặc sau nó
-         Link về  phân mục chính
-         Link về các phân mục phụ khác trong phân mục chính
-         Link về Bài viết trong các phân mục khác phân mục chính
-         Link về chính nó

3.     Nghiên cứu từ khóa

Từ khóa tìm kiếm được chia thành các nhóm sau:
-         Thương hiệu
-         Thông tin
-         Hỏi đáp
-         Sản phẩm
-         Từ ngữ sai
-         Từ gần nghĩa
-         Liên quan đến địa phương
Giai đoạn kết hợp từ khóa:
-         Từ khóa sai + sản phẩm
-         Từ khóa hỏi đáp + thông tin
-         Từ khóa thương hiệu
-         Từ khóa địa phương + từ gần nghĩa
Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa: http://ranking.helu.vn/

Trên đây là một số kiến thức về SEO mà em học được trong 2 tuần qua.Mong được  anh chỉnh sửa và bổ sung thêm ạ.Em cám ơn nhiều!